Chuyển Đổi Năng Lượng Công Bằng Cho Việt Nam

Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi của khu vực sang năng lượng sạch. Quốc gia có dân số đông và ngày càng tăng (gần 100 triệu người); hoạt động như một trung tâm sản xuất toàn cầu; có nhu cầu năng lượng tăng vọt; và hiện nay nước này vẫn phụ thuộc nhiều vào điện than.

Vào năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã công bố cam kết của đất nước về việc phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050; và vào cuối năm 2022, Hiệp định Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công Bằng (JET-P) trị giá 15,5 tỷ USD đã được các quốc gia G7 và Việt Nam công bố. Thật không may, JET-P đã thất bại trong việc yêu cầu bất kỳ thay đổi pháp chế hoặc chính sách phù hợp với việc bảo vệ và tôn trọng các quyền con người cơ bản của những người bảo vệ môi trường và khí hậu ở Việt Nam. 

Bản án của ông Bách và những người bảo vệ môi trường khác không chỉ là bi kịch cá nhân, mà còn là bước thụt lùi đáng kể cho hành động vì khí hậu ở Việt Nam. Vào thời điểm mà Chính phủ Việt Nam và xã hội dân sự cần phải hợp tác với nhau, thì điều hoàn toàn ngược lại đang xảy ra.

Các cuộc tấn công liên tục của Chính phủ Việt Nam nhằm vào các chuyên gia năng lượng sạch làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về khả năng của xã hội dân sự trong việc giám sát một cách có ý nghĩa việc thực hiện thỏa thuận này. Đây không phải là điều ngẫu nhiên.

Việc đưa Việt Nam hướng tới năng lượng tái tạo là rất quan trọng để giảm thiểu biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, nhiều người đặt câu hỏi về cam kết của chính phủ trong khi các nhà lãnh đạo khí hậu có kinh nghiệm và cấp cao nhất đang phải ngồi tù.

Chỉ khi xã hội dân sự có thể tham gia một cách có ý nghĩa vào quan hệ đối tác mà không sợ bị trả thù thì quá trình chuyển đổi năng lượng thực sự 'công bằng' mới tồn tại.

#StandwithBach #FreeHong